[Thuật ngữ phòng thu cho người chơi hệ âm thanh]: Phần 10 – Các thuật ngữ phòng thu khác

SAMPLE ANH DAI DIEN WEB 3

Mọi lĩnh vực đều có những từ lóng chỉ người trong ngành mới hiểu. “Nếu như mình cũng dùng mấy từ đó thì ngầu phải biết!”  Bạn trẻ nào đang có suy nghĩ trên thì mời vào đây, cùng khám phá những thuật ngữ phòng thu sau nhé.

  • Kỹ sư âm thanh (Audio Engineer or Sound Engineer) – để chỉ người làm công việc thu âm, chỉnh sửa, mix, master âm thanh. Kỹ sư âm thanh thường làm việc trong các studio hoặc địa điểm trình diễn live.

thuật ngữ phòng thu - sound engineer

  • Xuất bản (Bounce) – Một cách gọi khác của export. Nếu như ai đó dùng cụm từ “bouncing a track”, nghĩa là họ đang xuất bản thu trong DAW sang một dạng file có thể nghe được, ví dụ file dạng mp3 hay wav.
  • BPM – Beats Per Minute. Là nhịp độ của bài hát.
  • Giới hạn thính giác (Listener fatigue) – Sự suy giảm một cách tự nhiên độ chính xác của thính giác con người sau một vài giờ nghe âm thanh. Tai người cũng như một loại cơ bắp – khi được sử dụng quá lâu, thính giác sẽ bị “mỏi”. Khi một người làm trong ngành âm thanh chạm đến giới hạn thính giác đó, họ cần phải cho đôi tai nghỉ ngơi nếu không công việc mixing sẽ bị ảnh hưởng xấu.
  • Vòng lặp (Looping) – Lặp đi lặp lại một phần bài hát.
  • Mute – Chỉ việc tắt âm thanh một channel.
  • Mẫu (Sample) – Chỉ 1) một đoạn nhạc ngắn lấy từ bản thu âm và được sử dụng lại cho mục đích khác, hoặc 2) đơn vị đo nhỏ nhất trong lĩnh vực nhạc điện tử.
  • Tỷ lệ lấy mẫu (Sample rate or resolution) Là số lần lấy mẫu trên một giây, có đơn vị Hz. Một bản nhạc có sample rate là 44100 Hz thì mỗi giây nhạc sẽ được lấy mẫu 44100 lần. Tỷ lệ càng cao thì chất lượng âm thanh càng cao. Tuy nhiên, cũng đồng nghĩa với việc file đó sẽ càng nặng.
  • Dòng tín hiệu (Signal flow) – Là nơi mà tín hiệu đi từ đầu vào của một hệ thống đến đầu ra. Ví dụ, dòng tín hiệu trung bình của một âm thanh sẽ là từ micro, rồi tới thiết bị kết nối âm thanh, rồi tới phần mềm DAW, rồi tới headphone của người biểu diễn.
  • Solo – Chỉ hành động chỉ phát nhạc từ một kênh đã chọn và mute các kênh khác. 

Đây chính là phần kết cho chuỗi 10 bài viết về thuật ngữ phòng thu. Hi vọng SOL đã mang đến cho các bạn trẻ tự học Mixing/Mastering những kiến thức bổ ích để hiện thực hóa đam mê của mình. Hẹn gặp lại trong những bài viết sau!

Lược dịch từ: “Audio Terms: EVERY Term DIY musicians need to know” – Musician on a mission 

Nguồn tham khảo: MCMA, hocviencanboxd

SOL Studio cung cấp thiết bị thu âm chuyên nghiệp. Địa chỉ phòng thu âm SOL Studio – Công ty TNHH âm nhạc Phương Đông, 401/21 Bình Lợi, phường 13, Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *