[Thuật ngữ phòng thu cho người chơi hệ âm thanh]: Phần 1 – Thu âm (Recording)

RECORDING

Dù bạn là người mới “chơi” âm nhạc hay là những kĩ thuật viên thu âm, producer chuyên nghiệp, những thuật ngữ phòng thu là không thể không bắt gặp trong quá trình sử dụng các thiết bị, phần mềm âm thanh. Đặc biệt với những bạn trẻ đang mày mò tự tìm hiểu về ngành thu âm, các bạn hẳn cực kì khao khát tìm được những bài viết giải thích về chúng. 

Hiểu được nỗi lòng ấy, SOL Studio ra mắt chuỗi 10 bài viết về thuật ngữ phòng thu. Hi vọng đây sẽ là nguồn kiến thức bổ ích cho những ai quan tâm đến lĩnh vực thu âm nói chung và những bạn trẻ đang tự học thu âm nói riêng.

  • Dạng Micro hình số 8 (Bi-Directional) – Một loại micro thu nhận âm thanh từ cả phía trước và sau, nhưng không thu được từ phía hai bên.
  • Độ sâu bit (Bit depth) – Công cụ đo lường độ chính xác của một chương trình. “Độ sâu” này càng cao thì sản phẩm xuất ra càng chính xác. Ví dụ, chạy một đoạn thu âm có chất lượng 24 bit thì âm thanh sẽ chính xác hơn so với cùng đoạn thu đó nhưng chất lượng 16 bit.
  • Dung lượng của vùng lưu trữ dữ liệu tạm thời (Buffer size) – Là khối lượng dữ liệu mà một chương trình máy tính có thể xử lý trong một thời điểm. Buffer size thấp hơn thì độ trễ thấp hơn, nhưng dễ bị méo tiếng hơn. Buffer size cao hơn thì độ trễ cao hơn, nhưng không đỡ méo tiếng. Giải pháp tối ưu nhất là để buffer size thấp nhất có thể khi thu âm và cao nhất có thể khi mixing. Bạn có thể cài đặt những thông số này trong phần mềm thu âm đang dùng.
  • Dạng micro hình trái tim (Cardioid or Unidirectional) – Là một kiểu mic có búp hướng hình trái tim, nghĩa là micro chỉ thu nhận âm thanh từ phía trước, không thu được từ phía sau.

thuật ngữ phòng thu

  • Kênh (Channel) – Giống như bus, đây là một đường dẫn trong một thiết bị âm thanh. Ví dụ, các bộ mixer có rất nhiều kênh nhận tín hiệu và phát tín hiệu.
  • Vỡ tiếng (Clipping or Peaking) – Hiện tượng âm thanh bị biến dạng. Khi độ lớn âm thanh vượt ngưỡng của một channel trong phần mềm DAW hay bàn mixing thì sẽ xảy ra “vỡ tiếng” (thường là hiện lên đèn báo màu đỏ trong DAW hay bàn mixing). Khi xử lý âm thanh, hãy cố gắng chỉnh âm lượng vừa phải để tránh vỡ âm.
  • Micro dạng tụ (Condenser mic) – Loại micro hay được dùng trong các phòng thu, có độ nhạy cao và thu được âm ở đa dạng tần số hơn. 

condenser mic

  • Doubling – Thu một đoạn âm thanh nhiều lần để làm tiếng “dày” hơn.
  • Micro dạng động (Dynamic mic) – Là micro được sử dụng ở cả các phòng thu và các địa điểm hát live, có độ nhạy thấp hơn và thu được âm ở các tần số hạn chế hơn. Mic dạng này được ưa chuộng để thu các loại nhạc cụ có âm lớn.

– Headroom – Là khoảng cách biệt dự trữ từ tín hiệu bình thường đến tín hiệu tối đa trong hệ thống âm thanh (hiểu là độ lớn tối đa của âm thanh trước khi bị vỡ tiếng). Âm thanh càng lớn thì khoảng dự trữ này càng nhỏ. Ví dụ, nếu một âm thanh bị vỡ ở mức -5dB thì nghĩa là hệ thống đó có 5dB headroom. Nếu hệ thống âm thanh của bạn có thể phát được 120dBm mà tín hiệu trung bình của bạn chỉ là 100dB, thì bạn có khoảng headroom là 20dB.

headroom

  • Độ trễ (Latency) – là thời gian cần thiết để một tín hiệu đi qua một hệ thống. Latency thường dùng để chỉ sự trễ xuất hiện khi bạn thu âm mà sử dụng quá nhiều plugin cùng  lúc. Âm thanh đầu vào (nhạc cụ) bị chậm nên âm thanh đầu ra (bản thu) bị chậm hơn một vài mi-li-giây, gây nên sự trễ âm trong tai nghe của người trình diễn. 
  • Kĩ thuật Layering (Layering) – Kĩ thuật này được thực hiện như sau: sao chép một đoạn nhạc thành nhiều bản rồi xếp chồng chúng lên nhau. Kĩ thuật này tương tự như Doubling nhưng kết quả có phần “dữ dằn” hơn.
  • Micro talkback (Talkback) – Để chỉ một micro trong phòng điều khiển giúp cho kĩ thuật viên hoặc producer nói chuyện với người trình diễn khi người đó ở trong phòng thu cách âm.
  • Micro dạng đa hướng (Omnidirectional or Omni) – Đây là dạng micro có thể thu nhận âm thanh từ mọi hướng.

headroomni

  • Nguồn Phantom 48V (Phantom power) – Loại nguồn 48V, dùng để  sử dụng mic condenser. Đa số các loại cầu nối âm thanh (như soundcard) đều có một công tắc để kích hoạt nguồn này tới micro.
  • Tiếng bụp (Plosives) – Tiếng bụp phát ra khi bạn phát âm các từ bắt đầu bằng p, b, t, k, d.
  • Polarity – Hướng đi của sóng âm. Khi bạn “đảo hướng” một đoạn sóng âm, nó làm cho sóng âm đó bị đảo ngược. Nút đảo hướng này thường được đặt trong các bộ cầu nối âm thanh (soundcard) để giữ cho các nguồn âm stereo đầu vào cùng pha với nhau.
  • Màng lọc âm (Pop filter) – Là một màng chắn đặt ở trước micro để giảm âm bụp phát ra khi hát.

pop filter 1

  • Bộ tiền khuếch đại (Preamp) – Là một bộ khuếch đại điện tử giúp chuyển đổi tín hiệu điện yếu từ micro thành đầu ra đủ mạnh. Thiếu Preamp, âm thanh từ micro sẽ quá nhỏ để có thể sử dụng cho các bản thu.
  • Hiệu ứng gần của micro (Proximity effect) – Đặt micro càng gần nguồn thu, càng thu được nhiều tần số thấp. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi sử dụng micro condenser hoặc micro ruy-băng.
  • Micro ruy-băng (Ribbon mic) –  Là loại micro thường được sử dụng trong các phòng thu, có độ nhạy cao và thu được nhiều tần số. Nó nổi tiếng vì khả năng cho ra âm thanh rất “màu”.

ribbon mic

  • Âm thanh không khí (Room tone) – Đây là những âm thanh thu được trong một căn phòng. Đồng thời, cũng dùng để chỉ việc âm không khí ảnh hưởng ra sao đến chất lượng âm thanh.
  • Âm thanh stereo (Stereo) – Trái ngược với âm mono. Đây là âm thanh đến từ hai kênh và phát ra hai hướng. Âm thanh dạng này được ưa chuộng vì khả năng tạo ra âm thanh đa chiều trong bản thu.
  • Âm thanh Mono (Mono) – Trái ngược với âm thanh Stereo. Đây là dạng âm thanh đến từ một kênh và được phát ra từ một hướng duy nhất.

stereo mono

  • Độ nhạy (Sensitivity) – Để chỉ các âm thanh mà micro có thể thu được. Khi tăng level của micro trên preamp, độ nhạy tăng lên. Micro càng nhạy thì âm thanh thu được càng chi tiết và những tiếng ồn bên ngoài cũng sẽ được thu vào.
  • Âm xuýt (Sibilance)  – Để chỉ âm “s” trong một từ. Ví dụ: sống, sao, sai… Vấn đề thường gặp khi thu âm giọng hát, là micro thu vào những âm sibilance nhiều hơn những âm ở tần số khác. Cách phổ biến nhất để sửa sibilance là dùng De-esser.
  • Băng từ (Tape) –. Là thiết bị trung chuyển âm thanh đã thu được qua máy tính, được sử dụng trong thập niên 80. Mặc dù độ chính xác không bằng thu âm kĩ thuật số, băng từ được “săn lùng” vì độ ấm và độ “cháy” mà nó có thể mang lại cho âm thanh thu được.

Phần 1 về thuật ngữ phòng thu đến đây là kết thúc. Hãy đón đọc các bài viết bổ ích tiếp theo trên website và Facebook của SOL Studio và chia sẻ cảm nhận của bạn nhé. Cảm ơn và hẹn gặp lại!

SOL Studio cung cấp thiết bị thu âm chuyên nghiệp. Địa chỉ phòng thu âm SOL Studio – Công ty TNHH âm nhạc Phương Đông, 401/21 Bình Lợi, phường 13, Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *