[Thuật ngữ phòng thu cho người chơi hệ âm thanh]: Phần 2 – Hòa âm (Mixing)

MIXING

Recording xong thì làm gì? Giống như nấu một món ăn, ta phải gom hết các track thu âm lại rồi hòa trộn chúng với nhau tạo nên một tổng thể mixing hài hòa. Tất nhiên là còn hầm bà lằng rất nhiều thứ nữa để cho ra được một bài hát thật “cháy” nhưng khoan nói, bài này mình sẽ chia sẻ về các thuật ngữ trong quy trình hòa âm.

  • Tự động hóa (Automation) – Là khi bạn “ra lệnh” cho chương trình máy tính làm một thao tác với một thời gian định sẵn trong một bài hát. Ví dụ, tự động pan một track từ trái qua phải trong 4 bar. Tất cả các phần mềm DAW phổ biến đều có chức năng tự động cho các plugin và các thông số. 
  • Track phụ (Auxiliary track or Aux track) – Một track trống, dùng để chỉnh sửa audio.

Buffer size sẽ ảnh hưởng tới quá trình mixing

  • Dung lượng của vùng lưu trữ dữ liệu tạm thời (Buffer size) – Là khối lượng dữ liệu mà một chương trình máy tính có thể xử lý trong một thời điểm. Buffer size thấp hơn thì độ trễ thấp hơn, nhưng dễ bị méo tiếng hơn. Buffer size cao hơn thì độ trễ cao hơn, nhưng không đỡ méo tiếng. Giải pháp tối ưu nhất là để buffer size thấp nhất có thể khi thu âm và cao nhất có thể khi mixing. Bạn có thể cài đặt những thông số này trong phần mềm thu âm đang dùng.
  • Đường tín hiệu (Bus or Buss) – Là một loại đường dẫn tín hiệu điện tử. Ví dụ, đầu ra của một phần mềm DAW được hiểu là các kênh mixing bus hoặc bus 2 đường (stereo bus). Trong lúc chuyển từ nơi này đến nơi khác, tín hiệu được truyền xuyên qua một “ma trận” kết nối. Hệ thống này có nhiệm vụ kết hợp nhiều tín hiệu lại với nhau mà vẫn giữ nguyên âm lượng, vị trí phân loa của tín hiệu. Hãy liên tưởng đến hệ thống nước của nhà bạn. Nước được truyền vào nhà thông qua một đồng hồ nước. Sau đó nước được phân bổ khắp nơi trong căn nhà của bạn nhờ hệ thống ống dẫn có đầu cuối là một vòi nước. Khi mở vòi, bạn đã tạo ra một luồng chảy dẫn nước tới nơi bạn muốn.

audio bus

  • Kênh (Channel) – Giống như bus, đây là một đường dẫn trong một thiết bị âm thanh. Ví dụ, các bộ mixer có rất nhiều kênh nhận tín hiệu và phát tín hiệu.
  • Vỡ tiếng (Clipping or Peaking) – Hiện tượng âm thanh bị biến dạng. Khi độ lớn âm thanh vượt ngưỡng của một channel trong phần mềm DAW hay bàn mixing thì sẽ xảy ra “vỡ tiếng” (thường là hiện lên đèn báo màu đỏ trong DAW hay bàn mixing). Khi xử lý âm thanh, hãy cố gắng chỉnh âm lượng vừa phải để tránh vỡ âm.
  • Comping – Ví dụ, bạn thu một đoạn guitar 10 lần, sau đó, chọn ra những phần hay nhất của 10 lần thu đó rồi gộp chúng lại trong 1 track duy nhất và ưng ý nhất. Comping có thể hiểu là như vậy.
  • Kỹ thuật Crossfade (Crossfade) – Một kỹ thuật tạo ra sự chuyển đổi mượt mà từ âm thanh này qua âm thanh khác. Nó thường được dùng khi chỉnh sửa âm thanh để tạo ra sự “mượt” khi dịch chuyển qua lại giữa 2 đoạn thanh âm.

crossfade

  • Xóa bỏ nhiễu tín hiệu (Dithering) – Như chúng ta đã biết, một CD nhạc số có tần số lấy mẫu/độ phân giải âm chuẩn là 44.1 KHz/16bit. Vì vậy, làm sao để bản mixing đang được thực hiện với độ phân giải tối đa của chúng ta (96KHz/24bit) vẫn giữ nguyên được chất lượng khi được ghi ra đĩa CD? Cách làm là thêm một lượng nhỏ tín hiệu nhiễu vào bản mixing, như vậy sẽ giúp giữ được chất lượng âm thanh mong muốn khi file được xuất ra ở độ phân giải thấp hơn. Kĩ thuật này chỉ được dùng trong quá trình mastering.
  • Âm thanh khô (Dry sound) – Một dạng âm thanh chưa qua xử lý, không thêm hiệu ứng. Âm thanh khô xuất hiện rồi biến mất ngay lập tức, không decay hay kéo dài. Chất âm khô thường làm tăng độ chi tiết nhưng làm bản nhạc hơi khó nghe và thiếu sự mềm mại.
  • Hiệu ứng làm mờ (Fade) – Sự tăng giảm âm lượng ở đầu và cuối một âm thanh hoặc một bài hát.

FADE

  • Gain – Đồng nghĩa với âm lượng, nhưng thường được hiểu với nghĩa là “sự méo âm”.
  • Gain Staging – Có nghĩa là 1) quy trình đảm bảo một bản thu giữ nguyên âm lượng so với trước khi được thêm plugin. 2) quy trình đảm bảo cho mọi track thu âm trong bài có âm lượng đồng đều.
  • Headroom – Là khoảng cách biệt dự trữ từ tín hiệu bình thường đến tín hiệu tối đa trong hệ thống âm thanh (hiểu là độ lớn tối đa của âm thanh trước khi bị vỡ tiếng). Âm thanh càng lớn thì khoảng dự trữ này càng nhỏ. Ví dụ, nếu một âm thanh bị vỡ ở mức -5dB thì nghĩa là hệ thống đó có 5dB headroom. Nếu hệ thống âm thanh của bạn có thể phát được 120dBm mà tín hiệu trung bình của bạn chỉ là 100dB, thì bạn có khoảng headroom là 20dB.
  • Độ trễ (Latency) – là thời gian cần thiết để một tín hiệu đi qua một hệ thống. Latency thường dùng để chỉ sự trễ xuất hiện khi bạn thu âm mà sử dụng quá nhiều plugin cùng  lúc. Âm thanh đầu vào (nhạc cụ) bị chậm nên âm thanh đầu ra (bản thu) bị chậm hơn một vài mi-li-giây, gây nên sự trễ âm trong tai nghe của người trình diễn. 

latency

  • Mix bus (hay Submix, Stereo output, Mix output, Master output) – Kênh chứa đựng tất cả các âm thanh trong bài hát.
  • Âm thanh Mono (Mono) – Trái ngược với âm thanh Stereo. Đây là dạng âm thanh đến từ một kênh và được phát ra từ một hướng duy nhất.
  • Âm thanh ướt (Wet sound) – Một âm thanh đã qua xử lý, được thêm hiệu ứng. Trái ngược âm thanh khô (Dry sound).
  • Plug-in – Thuật ngữ này cực quen thuộc với các “dân chơi”. Plugin dùng để chỉ phần mềm sử dụng trong một DAW để chỉnh sửa âm thanh.

plugin 1

  • Thiết bị xử lý (Processors hoặc Sound processors) – Để chỉ bất kì một thiết bị phần cứng hoặc phần mềm nào điều chỉnh cao độ, nhịp độ, âm lượng, tông của một âm thanh.
  • SendKhi thiết lập đường Sends cho một kênh audio, DAW sẽ tạo một bản sao (kênh sends) của tín hiệu đầu ra kênh audio. Thiết bị/plugin của bạn dùng tại đường Sends sẽ tác động lên bản copy này chứ không làm ảnh hưởng tới kênh audio gốc. Âm thanh cuối cùng bạn nghe được sẽ là sự hòa trộn giữa kết quả của chuỗi xử lý tín hiệu tại đường Inserts và kết quả của chuỗi xử lý tín hiệu bên đường Sends. 

sends

  • Âm thanh stereo (Stereo) – Trái ngược với âm mono. Đây là âm thanh đến từ hai kênh và phát ra hai hướng. Âm thanh dạng này được ưa chuộng vì khả năng tạo ra âm thanh đa chiều trong bản thu.
  • Sweetening – Quá trình “thăng cấp” âm thanh trong bản thu.
  • Pan pot (hoặc Pan knob) – Một núm điều khiển đưa âm thanh sang loa trái hoặc loa phải, hoặc ở giữa.

pan pot 2

Bạn nghĩ sao về các thuật ngữ này? Hi vọng bài viết đã mang đến những kiến thức bổ ích cho các bạn. Nhớ đón đọc các phần tiếp theo trên website và trang Facebook của SOL Studio nhé!

SOL Studio cung cấp thiết bị thu âm chuyên nghiệp. Địa chỉ phòng thu âm SOL Studio – Công ty TNHH âm nhạc Phương Đông: 401/21 Bình Lợi, phường 13, Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *