Sau những bài viết khá chuyên sâu về Equalizer, Modulation Effect,… hãy cùng SOL khái quát lại các thuật ngữ phòng thu về ngành âm học (Acoustics) nhé.
- Hiệu chỉnh âm thanh (Acoustic treatment) –. Treo các tấm chắn làm từ sợi thủy tinh (pha trộn với các chất liệu khác) lên tường, để triệt tiêu sự phản chiếu âm thanh và cân bằng phản hồi tần số trong phòng. Sự hiệu chỉnh này rất quan trọng trong thu âm và mix nhạc có sử dụng loa kiểm âm.
- Attack – Thuật ngữ chỉ 1) đoạn mở đầu của một âm thanh và 2) khoảng thời gian compressor cần để chuyển từ tín hiệu gốc sang tín hiệu gốc sang dạng nén, thường được đo bằng mi-li-giây (ms).
- Dải thông tần (Bandwidth) – Độ rộng hẹp của tần số được tác động. Ví dụ, một guitar điện thông thường có dải thông tần là 80Hz-5kHz, và các nhạc cụ thì không thể tạo ra âm thanh lớn hơn hoặc thấp hơn dải tần đó.
- Đề-xi-ben (Decibel or dB) – Là đơn vị đo chính của âm lượng. Có một vài mức độ khác nhau của dB được sử dụng trong lĩnh vực âm thanh (dB-FS là phổ biến nhất, cùng với đó là dB-VU, dB-RMS, và dB-LUFS). Mỗi mức độ dB có một chức năng cụ thể trong âm thanh.
- Decay – Decay là cho ta biết sau bao lâu thì Reverb sẽ biến mất (thường đo bằng giây). Đây là một trong những thông số quan trọng nhất của Reverb vì nó dễ nhận biết bằng tai nhất. Bởi vậy, nếu thiết lập không cẩn thận, nó sẽ dễ làm đục bản mix.
- Biên độ độ lớn âm thanh (Dynamics or dynamic range) – tỷ số của âm thanh không bị méo lớn nhất được tạo ra liên quan đến âm thanh mềm nhất vẫn nghe được. Độ cao của biên độ này càng cao thì khoảng cách giữa phần âm lớn nhất và nhỏ nhất càng lớn.
- Phản hồi âm thanh (Feedback) – Sự dội lại của sóng âm thanh từ loa đến bộ phận trước của hệ thống âm thanh, chẳng hạn như đến micrô, micro bắt âm thanh đó và truyền lại đến amplifier, tiếp tục như vậy. Vòng lặp này sẽ tạo ra những tiếng hú chói tai. Còn có cách hiểu khác là phản hồi đề cập đến số lần lặp lại của Delay. Kiểm soát phản hồi càng cao, độ trễ lặp lại càng nhiều.
- Tần số phẳng (Flat) – Dùng để diễn tả một kiểu thiết bị cho ra âm thanh “phẳng”, âm đi vào ra sao thì đầu ra y như vậy. Những thiết bị như mixer và thiết bị xử lý tín hiệu lý tưởng khác sẽ hiển thị đặc tính này trong suốt toàn bộ phổ âm thanh, trong khi các thiết bị analog thì cho ra âm thanh “màu” hơn.
- Tần số cơ bản (Fundamental Frequency) – Khi một âm thanh được tạo ra bởi một nhạc cụ, một chuỗi hài âm được tạo ra và chuỗi này sẽ quyết định tông giọng của âm thanh đó. Phần tần số thấp nhất (ồn nhất) của những tần số đó là gốc của âm thanh. Đó chính là tần số cơ bản.
- Hertz (or Hz) – Đơn vị đo tần số. Sau 1000Hz, đơn vị đo là Ki-lô-hét (kHz).
- Kilohertz (or kHz) – Đơn vị đo tần số. 1 kHz = 1000 Hz.
- Room resonances (hoặc Standing waves) – Mọi “gian phòng” hay còn gọi là room trong EQ đều có những tần số ở vị trí cao hơn những tần số khác. Những tần số này có thể che khuất sự dễ chịu trong âm thanh. Bằng cách tìm ra những tần số chói tai này và cắt bớt chúng đi bằng EQ, chúng ta có thể nâng cao chất lượng bản thu âm.
- Âm bội (Overtone) – Âm bội là âm thanh được nhích lên cao hơn so với tần số âm thanh chuẩn. Tuy nó cũng được xem là một trong những sóng thành phần, nhưng lại không hoàn toàn luôn được vào khuông nhạc một cách chuẩn mực như sóng âm chính. Những hài âm không phải là âm trầm nhất (âm cơ bản) đều được coi là các âm bội.
- Pha (Phase) – Khi hai hay nhiều sóng tương tác với nhau, biên độ của nó được bổ sung về mặt đại số. Trong thí dụ đơn giản như hình trên khi hai sóng sine có cùng tần số và biên độ chồng lên nhau bắt đầu cùng lúc ở không độ (đồng phase – in phase), kết quả cho ra sóng sine với biên độ gấp đôi biên độ của mỗi sóng. Sóng này gọi là sự can thiệp xây dựng lẫn nhau. Nếu cũng hai sóng đó, chồng sóng lên nhau bắt đầu từ không độ và sóng khác ở 180 độ, biên độ của nó sau đó sẽ đối xứng nhau chính xác (lệch phase 180 độ, out of phase), gọi là sự can thiệp phá hoại lẫn nhau destructively), trong trường hợp này, nó hoàn toàn triệt tiêu lẫn nhau. Nếu hai sóng có tần số và biên độ đồng đều chồng lên bất kỳ sự quan hệ phase khác liên quan đến nhau (with respect to one another), nó sẽ có lúc là can thiệp xây dựng, và có lúc khác là can thiệp phá hoại.
- Tiếng bụp (Plosives) – Tiếng bụp phát ra khi bạn phát âm các từ bắt đầu bằng p, b, t, k, d.
- Polarity – Hướng đi của sóng âm. Khi bạn “đảo hướng” một đoạn sóng âm, nó làm cho sóng âm đó bị đảo ngược. Nút đảo hướng này thường được đặt trong các bộ cầu nối âm thanh (soundcard) để giữ cho các nguồn âm stereo đầu vào cùng pha với nhau.
- Hiệu ứng che lấp của âm thanh (Masking) – Hiện tượng mà sự nhạy cảm của tai người đối với các âm thanh khác bị giảm đi do sự hiện diện của một âm thanh được gọi là hiệu ứng che lấp. Căn bản, nếu hai âm thanh hiện diện trên cùng một tần số, sẽ khó để có thể phân biệt được chúng. Bạn nên tránh để hiện tượng che lấp này xảy ra nếu như muốn âm thanh của nhạc cụ được thể hiện rõ trong bản mix.
- Sóng hình sin (Sine Wave) – Sóng âm hoàn hảo không bị sóng hài (harmonics) hoặc bị chênh phô. Những sóng hình sin này không thể được tạo ra ngoài môi trường tự nhiên, nhưng chúng là nền tảng cho rất nhiều loại đàn synthesizer và các hiệu ứng.
- Timbre – Cách gọi khác của tone.
- Phần đầu âm thanh (Transient) – Transient là phần đầu âm thanh. Thường có âm lượng lớn đột ngột và tắt đi nhanh, đồng thời chứa nhiều tần số cao nên transient giúp cho âm thanh “đập vào mặt” người nghe, nói hoa mỹ là “punchy”.
- Dạng sóng âm (Waveform) – Hình dạng của một sóng âm.
- Chiều dài của sóng âm (Wavelength) – Độ dài của một sóng âm. Sóng âm càng ngắn thì tốc độ chuyển động càng nhanh.
Trên đây là một số thuật ngữ bạn sẽ bắt gặp khi bước chân vào lĩnh vực Audio Mixing/Mastering. Hãy nhấn theo dõi kênh Facebook và YouTube của SOL Studio để nhận thông báo về nhiều bài viết hơn nhé.
Lược dịch từ: “Audio Terms: EVERY Term DIY musicians need to know” – Musician on a mission
Nguồn tham khảo: MCMA, Eyewated, Trung Chính Audio
SOL Studio cung cấp thiết bị thu âm chuyên nghiệp. Địa chỉ phòng thu âm SOL Studio – Công ty TNHH âm nhạc Phương Đông, 401/21 Bình Lợi, phường 13, Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.