SOL Studio hướng dẫn cơ bản về phòng thu âm tại nhà – home studio

hoc mix nhac online 1

Chọn Audio interface (card âm thanh)

Audio Interface hay Sound âm thanh là hệ thống giao tiếp, trao đổi âm thanh vào ra của computer (audio in, out). Cụ thể hơn nó biến tín hiệu Analog (dạng sóng vật lý) thành tín hiệu Digital (dạng số). Chất lượng của Audio Interface phụ thuộc vào hệ thống chip xử lý và các chỉ số lấy mẫu (sample : như bit rate)
Với chất lượng âm thanh của 1 đĩa CD là 16bit, 44,1Khz. Ta có thể chọn 1 audio interface có chất lượng lấy mẫu tương tự. Nhưng tại sao hầu hết lại chọn sample cao hơn nhiều lần ?
Mục đích của việc chon bit rate cao là để thu chuẩn xác hơn các biến động của sóng âm. Đồng thời, âm thanh sẽ ko bị hao hụt nhiều trong lúc xử lý
Với 1 phòng thu âm tại nhà mọi người nên để lấy mẫu từ >=24bit và >=44,1khz. Nếu bạn có yêu cầu cao hơn như tạo âm thanh chất lượng DVD : hãy chọn Audio interface hỗ trợ 32 bit và 192khz.

Audio Interface có những loại thế nào?

Trên thị trường hiện đang có 3 loại thông dụng, được phân biệt qua cách trao đổi thông tin giữa Audio interface và Computer
– Loại Firewire : Firewire là đường tín hiệu chuyên dụng cho multimedia. Nên dùng loại này nếu điều kiện của bạn cho phép. Nó sẽ tránh đc các ảnh hưỏng của phầm cứng khác, cũng như xung đột – dẫn đến giảm chất lượng âm thanh- Loại USB : giao tiếp với máy tính qua cổng USB 2.0 hoặc 1.1, loại này cơ động và dễ cài đặt, nhưng thỉnh thoảng ở 1 số interface ko tốt sẽ dễ bị noise ….
– Loại PCI hoặc PC-card : loại này cắm trực tiếp vào máy tính qua cổng chuẩn PCI (hoặc PC-card đối với note-book) giá thành rẻ hơn 2 loại còn lại 1 chút, nhưng tính cơ động bị hạn chế. Trước đây loại này rất phổ biến, nhưng dần dần được thay thế bằng firewire chuyên dụng hơn

Cách chọn Audio interface :

Chọn Audio interface cũng sẽ quyết định bạn sẽ dùng phầm mềm nào để thu âm. Vì 1 soft thu âm chuyên nghiệp sẽ chỉ thích hợp với 1 số loại interface cho phép. VD: MUTU chỉ thể hoạt động với soundcard MUTO hoặc Protool chỉ hoạt động với các interface hỗ trợ. Nên tham khảo khả năng hỗ trợ của các hãng Audio Interface trước khi mua. Một Audio interface thích hợp để thu âm sẽ có hỗ trợ ASIO hoặc WDM,GSIF,CoreAudio… và sampling : >=48khz >=24bit.

Microphone và các trang thiết bị đi kèm

Microphone có 3 loại : Dynamic, Ribbon và Condenser. 3 loại này về tính chất lẫn cách sử dụng tương đối khác nhau.
Loại Dynamic: Là loại micro có màng bằng nhựa nhận áp suất sóng âm thanh chuyển thành dao động điện từ và truyền về thiết bị tiếp nhận. Loại micro này không nhạy bằng ribbon mic và condenser mic vì có màng nhựa dày nhưng chịu đựng được âm thanh có âm lượng lớn, chịu được va đập, mồ hôi, nước bọt và do đó thích hợp cho sân khấu.Khả năng thu thu các dải tần hẹp hơn mic conderser rất nhiều. Thường vào khoàng 200hz đến 10khz. Thường sẽ lọc đi 1 các tần số noise, do đó mic Dynamic ko thu tạp như mic condenser. Trong phòng thu, loại micro này được sử dụng để thu các tiếng trống. Có giá bán thấp nhất trong 3 loại micro
Loại Ribbon mic: Cũng là loại dynamic micro nhưng có màng là ru–băng rất mỏng bằng kim loại. Loại micro này rất nhạy và đắt tiền nhất. Được sử dụng rất tốt để thu các nhạc cụ như saxophone.
Loại Condenser: Loại micro thông dụng và đa năng trong phòng thu, có màng kim loại hoặc màng kim loại bọc nhựa cực kỳ mỏng. Micro này cần phải tiếp nhận nguồn “điện ma” (phantom power) 48V mới có thể hoạt động được. Loại micro này đắt tiền hơn loại dynamic nhưng rẻ hơn ribbon mic. Với đặc tính là khả năng thu âm rất nhạy. Dải thu âm rất rộng, cho phép thu ko bỏ sót các loại âm thanh. Tuy nhiên đây cũng là 1 hạn chế vì dễ bị các tạp âm làm ảnh hưởng, do đó đòi hỏi 1 phòng cách âm tốt hoặc 1 không gian yên tĩnh. Thường ko đc dùng để hát live show vì dễ bị tạp âm. Micro còn được thiết kế với nhiều hướng thu âm thanh: directional – bắt âm thanh ở hướng phía trước, omni – bắt âm thanh chung quanh, cardioid – bắt âm thanh phía trước và quanh phía trước, figure 8 (bi–directional) – bắt âm thanh ở phía trước và sau, v.v… Micro condenser cũng có loại điều chỉnh được nhiều hướng thu.Trong phòng thu hầu hết dùng mic condenser khả năng thu âm nhạy cho âm thanh chính xác.
Mic condenser còn đòi hỏi 1 nguồn riêng đi kèm gọi là Phantom power. Phantom power thường đc gắn sẵn trên các mixer, audio interface hoặc pre amp.

Các phụ kiện cần thiết đi kèm với mic

Microphone Stand: Chân để mic – để mic ổn định trong lúc hát
Shock Mount: Chống shock cho mic của bạn. Hạn chế những va chạm, noise (những va chạm hay noise này có thể làm hỏng bản thu, thậm chí hỏng cả dàn mic, âm thanh đắt tiền của bạn)
Pop filter: Màng lọc giúp tránh các tiếng bụp do hơi thở phát ra

Tổng kết

Để có 1 phòng thu âm tại nhà tốt nên dùng mic conderser, hãy chọn mua 1 mic conderser phù hợp với yêu cầu của bạn. Sau khi đã có Audio Interface, và microphone, chúng ta hãy chọn 1 phần mềm xử lý âm thanh phù hợp
Phần mềm xử lý âm thanh studio (DAW) quyết định rất nhiều chất lượng của 1 bản thu âm. Tuy nhiên 1 chương trình hay cần phải có 1 tay nghề tốt, khả năng âm nhạc và tài năng của bạn. 1 soft đắt tiền chưa chắc đã bằng 1 soft rẻ tiền hơn nếu bạn khai thác đc toàn bộ các tính năng
Các phần mềm làm nhạc đều có các công cụ xử lý âm thanh căn bản sau:
– Volume (còn được gọi là Fader) để chỉnh âm lượng to, nhỏ.
– Equalizer (còn được gọi tắt là EQ) để tăng giảm các tần số âm thanh trầm bổng (bass, treble).
– Pan (còn được gọi là Panpot: panorama position) để bố trí âm thanh giữa 2 loa trái và phải.
– Compressor để nén và gom âm thanh lại – ổn định dao động của âm thanh.
– Delay để tạo hiệu quả chiều rộng cho âm thanh.
– Reverb để tạo hiệu quả chiều sâu cho âm thanh.Ngoài ra còn có các FX plugins khác giúp điều chỉnh hoặc tạo thêm hiệu quả âm sắc cho âm thanh như: vocoder, phaser, flanger, chorus, distortion, overdrive…
Nguồn Nazar.com.vn
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *